Nhằm đồng bộ dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng bộ mã định danh cá nhân và mã số thuế, ngày 14/04/2023 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT để hướng dẫn thủ tục đăng ký và nộp lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
Bài viết dưới đây Luật Gia Thịnh sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn về căn cứ xác định lệ phí, mức lệ phí và các hình thức nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh.
Đồng thời chúng tôi sẽ chia sẽ những vấn đề liên quan đến đăng ký và hoạt động của Hộ kinh doanh cá thể để giúp bạn chuẩn bị cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn.
Cơ sở pháp lý về lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể được quy định chi tiết tại các văn bản pháp luật sau đây:
STT | Tên văn bản | Tên cơ quan ban hành | Ngày ban hành | Ngày có hiệu lực |
1 | Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 | Quốc hội | 25/11/2015 | 01/01/2017 |
2 | Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư | Chính phủ | 28/12/2021 | 01/01/2022 |
3 | Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp | Bộ Tài chính | 05/08/2019 | 20/09/2019 |
4 | Thông tư số 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | Bộ Tài chính | 29/11/2019 | 13/01/2020 |
5 | Thông tư số 106/2021/TT-BTC sửa đổi một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC | Bộ Tài chính | 26/11/2021 | 10/01/2022 |
Ngoài ra, từng địa phương sẽ có các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quy định về mức lệ phí đăng ký hộ kinh doanh để áp dụng.
Quy định về lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Theo quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể được hiểu là khoản tiền mà chủ hộ kinh doanh cần phải nộp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Theo Thông tư 85/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định mức lệ phí cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Do đó, mức thu phí có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào địa phương nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Ví dụ: Hộ gia đình ông A muốn kinh doanh bán quán cơm tại Quận 12, TP.HCM thì mức lệ phí đăng ký sẽ căn cứ vào Nghị quyết số 124/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Hộ gia đình bà B kinh doanh quán cà phê tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội thì sẽ căn cứ theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND TP. Hà Nội.
Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể là bao nhiêu?
Căn cứ theo Thông tư 85/2019/TT-BTC và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của nhiều tỉnh và thành phố trên cả nước hiện nay cho thấy chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ là100.000 đồng/lần/đăng ký. Có thể thấy mức lệ phí không quá cao, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có thể dễ dàng tham gia đăng ký hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: Theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương thì mức lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể là 100.000 đồng. Theo Nghị quyết số 55/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng thì lệ phí thành lập hộ kinh doanh cũng là 100.000 đồng.
Ngoài ra, khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh sẽ phát sinh một số khoản phí khác như lệ phí sao y chứng thực giấy tờ pháp lý của chủ hộ, thành viên hộ gia đình, chi phí in, photo hồ sơ.
Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí được quy định tại Điều 9 Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 và khoản 1,2 Điều 4 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư số 106/2021/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Mức lệ phí được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ấn định trước, không vì mục đích nhằm để bù đắp chi phí;
- Mức thu lệ phí phải đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng quyền, nghĩa vụ của người dân;
- Khi xác định mức lệ phí phải căn cứ mức thu phí, lệ phí mới nhất để để xuất mức thu phù hợp;
- Xác định mức thu lệ phí phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến thì mức thu phải mang tính khuyến khích người đăng ký hộ kinh doanh sử dụng phương thức trực tuyến.
Trường hợp nào được miễn lệ phí khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 47/2019/TT-BTC, các đối tượng được miễn phí và lệ phí là:
Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh như bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;
Thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy định này nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển sang mô hình kinh doanh doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất kinh.
Những trường hợp được miễn lệ phí khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể cũng được quy định cụ thể tại các Nghị quyết về phí, lệ phí của Hội đồng nhân dân ở các địa phương. Do đó, tùy vào từng tỉnh, thành phố sẽ áp dụng miễn lệ phí cho các đối tượng khác nhau.
Ví dụ: Tại Bình Dương, theo khoản 4 Điều Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND quy định các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký như hồ sơ thay đổi, bổ sung thông tin do thay đổi địa giới hành chính; đăng ký giải thể, tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh, hợp tác xã; hiệu đính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Tại Đà Nẵng, theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 55/2021/NQ-HĐND, khi đăng ký các thủ tục sau đây thì được miễn lệ phí đăng ký: Hộ kinh doanh thay đổi thông tin về số điện thoại, fax, email, website, địa chỉ do thay đổi về địa giới hành chính; hoặc có hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do sai sót của cán bộ xử lý.
Mức phạt đối với hộ kinh doanh cá thể không đăng ký là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì các hộ gia đình kinh doanh trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nghề làm muối và những trường hợp khác như bán hàng rong ngoài vỉa hè, bán quà vặt, kinh doanh lưu động ở nhiều nơi không có mặt bằng cố định, hoạt động thời vụ, hay làm các dịch vụ có thu nhập thấp thì không cần phải đăng ký.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định mức thu nhập thấp và đối tượng không phải đăng ký hộ kinh doanh. Nhìn chung ở các địa phương sẽ nhóm đối tượng áp dụng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể ở địa phương đó.
Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh trên thì hộ gia đình vẫn phải đăng ký hộ kinh doanh và nộp lệ phí đăng ký đúng quy định.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, có thể thấy mức phạt tăng hơn nhiều so với qui định của quy định trước đây. Theo đó, hộ kinh doanh thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, mà không thực hiện việc đăng ký sẽ bị phạt từ 5.000.000 lên đến 10.000.000 đồng.
Hộ kinh doanh sau khi thành lập phải đóng các loại thuế và lệ phí nào?
Theo quy định hiện hành, ngoài chi phí đăng ký hộ kinh doanh khi thành lập hộ kinh doanh thì chủ hộ còn có nghĩa vụ đối với ba loại thuế đó là: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra còn phải nộp các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,…nếu hoạt động, sản xuất kinh doanh làm phát sinh nghĩa vụ thuế trong các lĩnh vực trên.
Hộ kinh doanh cần chú ý kê khai và nộp thuế đúng thời hạn, tránh việc thực hiện nghĩa vụ quá thời hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Lệ phí môn bài
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4Nghị định số 139/2016/NĐ-CP thì cá nhân, hộ gia đình có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài dựa trên mức thu nhập hàng năm phát sinh từ hoạt động, sản xuất kinh doanh, mức lệ phí chi tiết như sau:
- Miễn lệ phí cho hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống (hoặc hộ kinh doanh sản xuất muối; nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần về nghề cá; và hộ kinh doanh, sản xuất không thường xuyên, không có địa điểm cố định).
- Mức đóng 300.000 đồng/năm đối với hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 – 300 triệu đồng;
- Mức đóng 500.000 đồng/năm đối với hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 300 – 500 triệu đồng;
- Mức đóng 1.000.000 đồng/năm đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 500 triệu đồng trở lên.
Thuế giá trị gia tăng
Cá nhân, hộ gia đình có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh trong năm tính thuế trên 100 triệu đồng và số thuế giá trị gia tăng cần phải nộp được xác định theo phương pháp tính thuế khoán (%).
Theo điểm b.1 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC qui định mức thuế suất thuế GTGT hộ kinh doanh cần phải nộp trên các ngành, nghề và lĩnh vực như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Thuế thu nhập cá nhân
Là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực tế của cá nhân và cùng với mức thu nhập trên 100 triệu/năm, chủ hộ kinh doanh phải nộp thuế dựa trên thu nhập từ thu nhập hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo qui định tại điểm b.2 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, mức thuế suất cụ thể:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
Ví dụ về các loại thuế, lệ phí hộ kinh doanh phải đóng: Hộ kinh doanh thời trang New thuộc ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa. Doanh thu của hộ đạt trung bình khoảng 600.000.000 đồng/năm.
Hộ kinh doanh New phải nộp 0,1% thuế GTGT và 0,5% thuế TNCN. Như vậy, các khoản tiền thuế hộ kinh doanh phải nộp mỗi năm là:
- Lệ phí môn bài: 1.000.000 đồng.
- Thuế GTGT: 600.000.000 X 1% = 6.000.000 đồng.
- Thuế TNCN: 600.000.000 X 0,5% = 3.000.000 đồng.
Quy trình thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Việc tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể phải được chủ hộ kinh doanh thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Quy trình đăng ký gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng Tài chính kế hoạch hoặc Phòng kinh tế tùy địa phương);
Bước 3: Cơ quan đăng ký tiến hành thẩm định hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
Nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 4: Chủ hộ kinh doanh nhận kết quả theo giấy hẹn trả kết quả và thực hiện các thủ tục sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Câu hỏi thường gặp
Lệ phí Đăng ký kinh doanh hộ gia đình nộp ở đâu?
Chủ hộ có thể nộp lệ phí trực tiếp bằng tiền mặt tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc chuyển khoản tới tài khoản của Cơ quan đăng ký hộ kinh doanh cấp quận/huyện. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia để thuận tiện và nhanh chóng hoàn tất quy trình thanh toán lệ phí.
Có mấy cách nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể?
Thông thường có 2 cách nộp lệ phí tùy theo từng địa phương:
Cách 1: Nộp lệ phí trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ.
Cách 2: Nộp lệ phí qua các cổng thanh toán trực tuyến khi nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bằng hình thức online.
Hộ kinh doanh mới thành lập không kê khai thuế có bị phạt không?
Hộ kinh doanh không kê khai thuế đúng thời hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế. Thời hạn để hộ kinh doanh mới thành lập kê khai thuế là 10 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Chi phí dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình là bao nhiêu?
Chi phí làm giấy phép hộ kinh doanh cá thể trọn gói tại Luật Gia Thịnh là 1.000.000 đồng, không phát sinh thêm chi phí. Chuyên viên của chúng tôi sẽ thay mặt bạn thực hiện tất cả các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Nền kinh tế thị trường đang từng bước phục hồi và phát triển sau đại dịch covid 19. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cũng được tiến bộ, tiếp cận được công nghệ thông tin phát triển toàn cầu. Do đó, quy định về lệ phí đăng ký hộ kinh doanh và cách thức nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Bài viết này phân tích đầy đủ các vấn đề liên quan đến lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể để các bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị quy trình đăng ký hộ kinh doanh trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Luật Gia Thịnh hi vọng sẽ tiếp tục cung cấp các bài viết cần thiết về hoạt động của hộ kinh doanh cá thể để bạn đọc tiếp cận được các quy định mới, các thay đổi liên quan đến thủ tục đăng ký, các loại thuế, phí và lệ phí của hộ kinh doanh.
DỊCH VỤ LIÊN QUAN
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Cung cấp dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh online. Tư vấn đóng thuế khoán, hóa đơn hộ kinh doanh.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tối ưu
Dịch vụ thành lập công ty tại Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,.... Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Dịch vụ kế toán báo cáo thuế
Dịch vụ kê khai, báo cáo, quyết toán thuế và tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
Dịch vụ xin Giấy phép con
Dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh vận tải, Mã số mã vạch sản phẩm, Nhãn hiệu, Giấy phép lao động, ...
Dịch vụ Thay đổi Giấy phép kinh doanh
Thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi người đại diện theo pháp luật, chuyển nhượng vốn, ...
Dịch vụ tư vấn Luật Sư
Tư vấn Luật doanh nghiệp, Luật bảo hiểm xã hội, Luật thừa kế, Luật hôn nhân gia đình, các tranh chấp dân dự, thương mại ...